logo ekseption

Nám da là gì? Tìm hiểu các nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà

Thực tế cho thấy, mặc dù chống nắng và dưỡng da rất kĩ nhưng vẫn có thể xuất hiện tình trạng nám da. Bởi có rất nhiều nguyên nhân gây nám da mặt khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chi tiết về tình trạng bệnh này qua bài viết sau đây.

Nám da là gì?

Nám da được xác định là một dạng của rối loạn sắc tố da, có tên khoa học là Melasma hay Chloasma. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự sản sinh quá mức về tế bào Melanin, dần hình thành nên những mảng, đốm có màu nâu nhạt và đậm. 

Bệnh nám da thường xuất hiện trên khuôn mặt, tại các vùng như: cằm, trán, gò má, chóp mũi, … Bên cạnh đó, các vùng da cổ, cánh tay hay mu bàn tay cũng có thể xuất hiện các vết nám không mong muốn. 

Tình trạng nám da có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, nhưng chiếm phần lớn là nữ giới. Về cơ bản, vấn đề này là một dạng của tăng sinh các sắc tố lành tính, tương tự như hiện tượng tàn nhang.

Bệnh nám da
Nám da là vấn đề về da thường gặp ở nữ giới

Các loại nám thường gặp

Nám mảng

Đây là tình trạng nám da phổ biến nhất hiện nay. Nám mảng có các chân nám nằm tại lớp thượng bì của tế bào nên chỉ có thể bám theo mảng chứ không ăn sâu vào tận bên trong. Nhờ đó mà loại nám này điều trị tương đối đơn giản. Nám mảng thường có màu không đồng đều từ nhạt đến đậm, xuất hiện chủ yếu ở vùng cằm, gò má, trán và mũi. 

Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do tia UV, ô nhiễm. Ngoài ra, còn do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc tránh thai và sử dụng thường xuyên mỹ phẩm kém chất lượng. 

Nám chân sâu

Da bị nám chân sâu (hay còn gọi là nám đốm) thường xuất hiện thành từng đốm với kích thước không cố định. Quá trình hình thành nám chân sâu diễn ra do sinh sắc tố melanin nhiều hơn khiến các vết nám sậm màu. Đây là loại nám rất khó điều trị dứt điểm. B bởi chân nám nằm sâu dưới lớp biểu bì của da. Nguyên nhân của nám đốm chủ yếu do quá trình thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, sau sinh và tiền mãn kinh.

Các loại nám
Các loại nám da thường gặp

Nám hỗn hợp

Trong tất cả 3 loại nám kể trên, thì đây là trường hợp bị nám nặng nhất do kết hợp giữa nám mảng và nám chân sâu. Các vết nám thường tập trung rải rác với kích thước và màu sắc đậm nhạt không đồng đều. Tình trạng nám hỗn hợp là do các nguyên nhân từ bên trong như di truyền, lão hóa và rối loạn nội tiết tố nên rất khó trong việc điều trị. 

Cách chẩn đoán nám da cho từng loại

Mặc dù các vết nám da có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, bác sĩ da liễu thường dùng đèn Wood (ánh sáng đen) để soi da. Loại đèn này giúp bạn biết được chính xác mức độ bị nám hiện tại của mình. 

Một số dấu hiệu của nám da mặt phổ biến là: 

  • Có các tế bào hắc sắc tố phân nhánh
  • Tế bào Melanin xuất hiện ở lớp hạ bì và trong tế bào sừng nền và sừng trên
Chẩn đoán nám
Đèn Wood giúp xác định chính xác mức độ nám da của bạn

Các nguyên nhân gây nám da mặt

Di truyền

Theo các nghiên cứu khoa học uy tín, có khoảng 25% bệnh nhân gặp phải tình trạng nám da là do yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình. 

Rối loạn nội tiết tố

Việc thay đổi nội tiết khiến cho lượng sắc tố melanin trong cơ thể tăng nhanh, là tác nhân trực tiếp gây ra hiện tượng nám da. Đó là lý do vì sao mà phần lớn chị em phụ nữ mang thai đều bị nám da mặt. Tuy nhiên, cách khắc phục của trường hợp này khá dễ. Bởi chỉ cần cơ thể bạn ổn định lại hệ nội tiết thì các vết nám sẽ dần mất đi. 

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tia UV)

Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên rất nhiều vấn đề về da mặt, trong đó có tình trạng nám da. Bởi khi tia UV tiếp xúc trực tiếp với da sẽ sản sinh ra lượng lớn melanin, dần dần hình thành nên các vết đốm nám.

Nguyên nhân nám da
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chủ yếu khiến da bị nám

Căng thẳng

Trạng thái căng thẳng thần kinh cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng, gây nên các vấn đề trên da như nám, sạm, tàn nhang, mụn, … Bên cạnh đó, căng thẳng còn tác động lớn tới sức khỏe cơ thể bạn. 

Cách điều trị bệnh nám da

Việc điều trị nám da cần duy trì trong thời gian dài và sẽ tốn kém khá nhiều tiền của để trị dứt điểm. Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một số phương pháp có hiệu quả tốt trong việc trị nám da. Đồng thời, chúng còn giúp bạn ngăn ngừa các vấn đề tăng sắc tố và cải thiện làn da nói chung.

Điều trị nám da tại nhà bằng thiên nhiên

Đây là giải pháp được nhiều chị em tin dùng bởi sự tiện lợi, an toàn và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, các thảo dược trị nám da này đều rất dễ tìm trong tự nhiên như trầu không, mật ong và rau diếp cá. 

Điều trị nám da bằng thuốc

Ngoài ra, nếu tình trạng da mặt bị nám của bạn khá nặng thì có thể sử dụng thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ. Thuốc có thể dưới dạng gel, chất lỏng hoặc bột như: Hydroquinone, Tretinoin Thuốc corticosteroid, Axit azelaic, Acid kojic, Vitamin C, …

Bên cạnh đó, chị em có thể sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da hoặc viên uống. Các sản phẩm trị nám này thường xuất xứ tại Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, …  Chúng có công dụng không chỉ trị nám hiệu quả mà còn cải thiện da đều màu, dưỡng ẩm và mờ vết thâm.

Điều trị nám da bằng phương pháp Laser

Hiện nay, có nhiều công nghệ kỹ thuật cao ra đời với mục đích điều trị các trường hợp bị nám nặng. Trong đó, liệu pháp sử dụng tia Laser được chị em tin dùng nhất. Phương pháp này có các bước sóng phù hợp giúp phá vỡ và đào thải khỏi tế bào các hạt sắc tố melanin. Từ đó giúp da bạn trắng sáng và đều màu hơn. 

Như đã chia sẻ ở trên, nám da là tình trạng thường gặp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chị em cũng không cần quá lo lắng khi hiện nay có các liệu pháp giúp cải thiện tốt tình trạng da mặt bị nám.