Khi nhắc đến các sản phẩm chăm sóc da ngăn ngừa lão hóa, người ta thường nghĩ đến collagen. Tuy nhiên, một thành phần ít ai biết đến cũng thường có mặt trong các sản phẩm chống lão hóa là peptide. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu xem thực hư peptide là gì và tác dụng của peptide đối với làn da như thế nào nhé.
Peptide là gì trong mỹ phẩm?
Về bản chất hóa học, peptide là những chuỗi acid amin chứa từ 2 – 50 amino acid. Khi các amino acid liên kết với nhau, chúng tạo thành một loại peptide cụ thể. Vì vậy, có nhiều công thức peptide khác nhau mang tới công dụng chăm sóc toàn diện cho làn da.
Peptide chính là các đoạn protein, mà protein lại chính là thành phần cơ bản của da. Do vậy, nếu thiếu hụt protein làm cho da không còn săn chắc, nhanh lão hóa.
Có những loại peptide nào?
Như đã chia sẻ ở trên, peptide có nhiều công thức (nhiều loại) nhưng về cơ bản có 5 loại chính, tác động lên làn da của chúng ta:
- Peptide ức chế dẫn truyền thần kinh (Neurotransmitter-inhibitor peptides): Được tìm thấy trong sản phẩm tiêm dưới da như botox và thuốc bôi. Nó có vai trò co cơ, giúp da căng mọng, giảm nếp nhăn đến 30%. Inhibitor peptide có các dạng là acetyl hexapeptide-8 hoặc acetyl hexapeptide-3, lipotec.
- Peptide truyền tín hiệu (Signaling peptides): Loại peptide này xuất hiện trong mỹ phẩm chăm sóc da. Nó có tác dụng kích thích hoặc ức chế hoạt động tế bào. Với cơ chế sản sinh collagen, elastin, protein làm chậm quá trình lão hóa da. Một số dạng của peptide truyền tín hiệu như: Palmitoyl tripeptide-5, palmitoyl pentapeptide-4, Sederma.
- Peptide vận chuyển (Carrier peptides): Chúng đóng vai trò quan trọng việc cung cấp các nguyên tố các vi lượng như magie, đồng cho cơ thể. Qua đó làn da trở nên săn chắc hơn do sản sinh nhiều collagen. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu đã được chứng minh, công dụng của peptide này giúp làm giảm các dấu hiệu lão hóa, tiêu diệt các đốm đồi mồi trên da.
- Peptide ức chế enzym (Enzyme Inhibitor Peptides): Có nhiều trong gạo, đậu nành, công dụng ức chế tăng sắc tố da, giữ lại collagen giúp da láng mịn, tươi trẻ.
- Peptide kháng khuẩn (Antimicrobial peptides): Hình thành nên đề kháng của da, chống lại các tác nhân có hại cho làn da.
Tác dụng của peptide đối với làn da
Peptide ngăn ngừa lão hóa, vết nhăn trên da
Theo các nhà nghiên cứu, từ 20 tuổi trở đi, mỗi năm cơ thể sẽ mất đi 1% lượng collagen khiến các cấu trúc mô bị phá hủy. Từ đó, da trở nên nhăn nheo, tổn thương. Một biện pháp giúp trẻ hóa làn da hiệu quả chính là bù lại lượng collagen đã mất bằng cách kích thích sản sinh lượng collagen trong cơ thể. Do đó, việc thoa peptide lên da bằng các sản phẩm kem dưỡng là một cách đánh lừa da để nó nghĩ rằng collagen đã mất đi và cần phải tái tạo lại.
Cung cấp các nguyên tố vi lượng cho da
Phức hợp peptit – đồng có chứa nguyên tố vi lượng Cu trong hợp chất. Chứng minh của các nhà khoa học chỉ ra tác dụng của phức hợp này mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ làm lành vết thương. Ngoài ra, phức hợp peptit – đồng còn giúp tăng sinh collagen giúp tái sinh làn da, hoạt động như một chất chống oxy hóa.
Tăng cường độ đàn hồi và giảm triệu chứng đỏ da
Loại peptide quan trọng giúp sản sinh nhiều collagen hơn là trifluoroacetyl-tripeptide-2, có khả năng giúp da giảm chảy xệ và tăng độ đàn hồi cho da. Ngoài ra, peptide Carnosine và N- acetylcarnosine còn có khả năng giảm mẩn đỏ, chống oxy hóa cực tốt, giảm ức chế quá trình viêm nhiễm trên da.
Đóng vai trò như tiêm Botox
Peptit có khả năng ức chế tín hiệu thần kinh truyền từ dây thần kinh đến cơ mặt, từ đó ngăn chặn sự co cơ và làm da mịn màng hơn. Anca O.Dragomirescu và các cộng sự đã nghiên cứu về hiệu quả của Leuphasyl (Pentapeptide – 3) trong sản phẩm dưỡng da cho thấy kết quả mờ vết nhăn ở vùng trán 34,7% và 28,4% ở các vùng còn lại. Đồng thời nghiên cứu này còn cho thấy để tăng hiệu quả làm mờ vết nhăn, có thể kết hợp leuphasyl 2% với một peptide khác là Argireline.
Khi nào thì chúng ta nên bổ sung peptide?
Peptide vốn tự tổng hợp trong cơ thể. Nhưng từ tuổi 20 trở đi, các peptide trên giảm hoạt động chỉ còn 60%. Đến năm 40 tuổi, khả năng hoạt động chỉ còn 30%, và 60 tuổi là 10%. Vì vậy, ngay từ khi bước sang tuổi 20, chị em nên bổ sung peptide cho cơ thể bằng nhiều cách, trong đó an toàn nhất là bổ sung qua mỹ phẩm và thực phẩm.
2 Cách bổ sung peptide phổ biến nhất bạn nên biết
Bổ sung peptide bằng sản phẩm chăm sóc da
Trên thị trường, các loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, serum có chứa nhiều loại peptide khác nhau. Trong đó, Matrixyl và Argireline là hai loại peptide phổ biến nhất trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Chúng có tác dụng làm mờ vết nhăn hiệu quả khi kết hợp cùng nhau và hơn bất kỳ loại peptide nào khác.
Ưu điểm của phương pháp bổ sung peptide bằng mỹ phẩm là hiệu quả cao, an toàn mà giá thành bình dân.
Bổ sung peptide cho da bằng thực đơn ăn uống
Xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học chính là cách tốt nhất giúp bổ sung peptide vào cơ thể. Những nguồn thực phẩm chứa peptide có thể kể đến như: trứng, sữa, thịt, cá, các loại hạt, đậu nành, ngũ cốc,… Bổ sung những loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật vừa đảm bảo sức khỏe vừa giúp xây dựng hàng rào bảo vệ da tốt nhất.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm chứa peptide
– Đối với những người khỏe mạnh, việc bổ sung peptide bằng mỹ phẩm không gây phản ứng phụ vì chúng giống như bổ sung bằng thực phẩm hàng ngày.
– Tuy nhiên, hãy lựa chọn các loại mỹ phẩm chứa peptide đã được kiểm chứng an toàn trên da. Một số loại kem bôi và thuốc mỡ chứa peptide không phù hợp có thể gây ra các triệu chứng trên da như phát ban, ngứa.
– Peptide có bản chất là protein nên dẫn dễ bị phân hủy và oxy hóa khi nhiệt độ tăng cao, dẫn đến mất tác dụng của sản phẩm. Vì vậy, hãy bảo quản mỹ phẩm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Ngoài ra, bạn nên ngừng sử dụng sản phẩm nếu thấy có biểu hiện kích ứng trên da, liên hệ với bác sĩ, chuyên gia y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin chi tiết về peptide, qua đó hy vọng bạn sẽ hiểu hơn peptit là gì, tác dụng cũng như cách bổ sung peptide cho cơ thể. Nếu muốn tìm hiểu thêm về peptide và các vấn đề liên quan, hãy truy cập … để biết thêm chi tiết.