Mụn thâm đỏ là loại mụn rất phức tạp, có thể để lại sẹo và di chứng sau điều trị. Do đó, loại mụn này khiến mọi người rất phiền toái và gây ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu kỹ về nguyên nhân và cách trị dứt điểm loại mụn này trong thời gian ngắn nhé.

Thâm đỏ sau mụn là gì?

Thâm đỏ sau mụn thường xuất hiện sau những tác động vật lý trên da, khiến da bị tổn thương, trầy xước, mẩn đỏ. Tình trạng này xảy ra là do quá trình phản vệ của các tế bào khi phát hiện các vùng da bị tổn thương. Đây là một loại mụn khá phổ biến với biểu hiện màu đỏ hồng, kích thước khá lớn với nhân trắng. Từ đó khiến khuôn mặt bạn vô cùng tự ti về khuyết điểm này.

Mụn thâm đỏ
Các nốt mụn thâm đỏ trên mặt

Nguyên nhân hình thành thâm đỏ sau mụn

Do sẹo thâm đỏ thường được hình thành do da bị tổn thương, tùy vào mức độ mà các vết thâm đỏ sẽ khác nhau. Do đó, nếu da chị em vẫn mịn màng thì triệu chứng thâm đỏ sau mụn chỉ là tàn dư của mụn. Thường thì sau 1-2 tháng chúng sẽ biến mất hoàn toàn nếu được chăm sóc và điều trị  đúng cách.

Tuy vậy, ngay khi trên mặt bắt đầu xuất hiện các vết thâm đỏ, bạn cần lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Nếu không, da bạn sẽ dễ phát mụn trở lại khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Thâm đỏ sau mụn
Thâm đỏ sau mụn là tàn dư của mụn

Các dạng thâm đỏ sau mụn phổ biến nhất

  • Mụn không viêm: Đây là tình trạng thường xảy ra đối với các nốt mụn đầu trắng.
  • Mụn viêm: Là triệu chứng các nốt mụn chuyển sang màu đỏ sẫm, có dấu hiệu bị viêm nhiễm bên trong.
  • Mụn mủ: Loại mụn này có thể có đầu trắng hoặc không. Phần cuống mụn rất dễ vỡ, dễ chảy mủ viêm.
  • Mạch lươn: Đây là dạng mụn thâm đỏ khá nặng của mụn ẩn, mụn bọc, mụn nang, … Khi bạn quan sát bằng mắt thường sẽ thấy giống như các vết sẹo lồi thâm. Tuy nhiên, chúng là những ổ viêm liên kết với nhau và có kích thước lớn trên mặt.
  • Mụn bọc: Tình trạng mụn này là nặng nhất, có nhân mụn nằm sâu dưới da với kích thước lớn. Ổ viêm thâm đỏ sau mụn nằm sâu trong lớp biểu bì, khi sờ vào sẽ thấy rất cứng.
Mụn bọc
Mụn bọc là loại mụn điều trị phức tạp nhất

Các cách trị mụn thâm đỏ hiệu quả nhanh chóng

Cách trị thâm đỏ sau mụn tại nhà

Axit salicylic

Hoạt chất này được chiết xuất từ tự nhiên nên được các bác sĩ da liễu khuyên dùng trong các sản phẩm trị mụn. Axit salicylic giúp làm sạch bụi bẩn, tế bào da chết và bụi bẩn tận sâu bên trong. Từ đó giúp hạn chế việc hình thành các nhân mụn trứng cá. Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng giảm tình trạng thâm đỏ sau mụn và mờ sẹo hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về nồng độ cũng như tần suất sử dụng của sản phẩm. Bởi nó có thể khiến da bạn bị khô hoặc dị ứng, nên cần được thử với các vùng da khác trên cơ thể trước.

Retinoids

Retinoids có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện vẻ đẹp làn da, trong có sản phẩm giúp trị mụn thâm đỏ rất tốt. Đồng thời, các hoạt chất có trong Retinoids còn giúp đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào mới.

Tuy nhiên, do retinoids có thể khiến làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nhất định phải sử dụng kem chống nắng hằng ngày và che chắn cẩn thận khi dùng retinoids trị mụn.

Retinoids
Retinoids có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện vẻ đẹp làn da

Dùng AHA (Alpha hydroxy axit)

Theo kiểm chứng uy tín tại các cơ sở khoa học, AHA giúp tẩy da chết và ngăn ngừa tắc lỗ chân lông hiệu quả. Vì thế, đây sẽ là thành phần trị mụn và giảm  tình trạng thâm đỏ sau mụn cho chị em một cách hoàn hảo. Đây là một dạng axit nhẹ, có tác dụng tái tạo làn da mới mịn màng rất tốt. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chứa AHA trong chu trình skincare hằng ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Trị mụn thâm đỏ bằng phương pháp công nghệ

Liệu pháp Peel da hóa học

Theo nhiều nghiên cứu, phương pháp peel da giúp cải thiện tới 70% tình trạng mụn thâm đỏ ở má. Tuy vậy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi điều trị để đảm bảo liệu pháp đạt hiệu quả tối đa.

Peel da
Peel da hóa học giúp cải thiện mụn thâm đỏ hiệu quả

Phương pháp lăn kim

Liệu pháp này sẽ dùng những chiếc kim siêu nhỏ để kích thích quá trình tăng sinh collagen. Bởi nó có tác dụng giúp da căng mịn, giảm thâm đỏ sau mụn một cách đáng kể.

Phương pháp laser

Đây là phương pháp áp dụng công nghệ cao nhằm tái tạo bề mặt da mà không sử dụng tới hóa chất. Từ đó giúp tái tạo các lớp da non, trị thâm đỏ hiệu quả. Tuy nhiên, liệu pháp này không dành cho những ai có làn da nhạy cảm.

Laser
Phương pháp Laser được nhiều chị em sử dụng để trị mụn

Mẹo nhỏ giúp điều trị mụn thâm đỏ hiệu quả

Giữ da luôn khô thoáng, skincare đúng cách

Để làn da của bạn luôn sạch sẽ và thông thoáng mỗi ngày, bạn nên dùng sữa rửa 2 lần với sáng và tối. Từ đó khiến cho vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập và hình thành nên mụn.

Tuyệt đối không nặn mụn và sờ tay lên mặt

Đối với những nốt mụn bọc, mụn mủ, mụn trứng cá,… thì việc nặn mụn và thói quen sờ tay lên mặt sẽ chỉ khiến tình trạng thêm tồi tệ. Bởi nó sẽ khiến mụn lan nhanh hơn và để lại các vết thâm đỏ sau mụn.

Thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận

Các tia UV được xem là tác nhân chính gây nên vấn đề thâm đỏ sau mụn. Vì vậy chị em cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi ra đường. Đặc biệt, khung giờ từ 10-15h hàng ngày nên hạn chế tối đa việc ra ngoài đường. Vì thời điểm này các tia cực tím sẽ hoạt động mạnh mẽ nhất.

Bổ sung vào khẩu phần ăn những thực phẩm dưỡng chất

Để cải thiện các vấn đề liên quan đến mụn, bạn nên hạn chế các món ăn nhiều tinh bột, dầu mỡ và đường. Thay vào đó, hãy thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa vitamin và chất xơ cho cơ thể.

Ngoài ra, chị em cũng nên thêm vào khẩu ăn của mình các thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá, đậu nành,…), sắt (thịt bò, trứng,…), vitamin (cam, chanh, táo, xoài, dâu tây…). Để đạt hiệu quả tối đa trong việc điều trị mụn thâm đỏ.

Thực phẩm dinh dưỡng
Tăng cường bổ sung các thực phẩm dưỡng chất cho cơ thể

Có thể thấy rằng, tình trạng thâm đỏ sau mụn có rất nhiều loại khác nhau. Bởi thế, việc áp dụng đúng cách các biện pháp điều trị thích hợp là điều vô cùng cần thiết. Từ đó sẽ giúp bạn sớm trở lại làn da mịn màng và trẻ trung vốn có.

Có thể bạn quan tâm:

Mụn trứng cá và những cách điều trị hiệu quả nhất

6 loại mụn thường gặp và cách nhận biết, phân biệt các loại mụn này

Mụn mủ hình thành do đâu và cách điều trị hiệu quả