Nổi mụn là vấn đề da liễu xảy ra ở mọi đối tượng với mọi độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, tùy theo từng loại cũng như vị trí mọc mụn trên khuôn mặt sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn tại thời điểm đó. Vậy từng vị trí nổi mụn trên mặt là do đâu và nói lên được điều gì? Hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc đó thông qua bài viết bên dưới nhé!
Các vị trí mụn trên khuôn mặt nói lên vấn đề gì?
Đối với tất cả chúng ta, có lẽ việc thi thoảng nổi một vài nốt mụn trên mặt đã không còn quá xa lạ có phải không? Mụn có thể mọc trên trán, hai gò má, quanh miệng, dưới cằm, … Theo các nghiên cứu của bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền, mỗi vị trí mọc mụn trên mặt sẽ phản ánh các vấn đề bệnh lý khác nhau của bệnh nhân.
Vậy nên, nếu bạn hiểu biết thực sự về các vị trí mụn xuất hiện trên cơ thể, thì sẽ rất hữu ích trong việc phát hiện, chữa trị kịp thời và dứt điểm các nốt mụn cũng như tình trạng sức khỏe gặp phải. Đặc biệt, bạn sẽ có thêm những biện pháp cải thiện tiêu hóa, dạ dày hay gan, thận, … mang lại hiệu quả tích cực tới việc điều trị mụn.
Các vị trí nổi mụn trên mặt và nguyên nhân
Mụn có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn mặt và chúng phản ánh trực tiếp tới tình trạng sức khỏe của bạn. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ về nguyên nhân và cách khắc phục mụn nổi trên từng bộ phận cơ thể khác nhau sau đây:
Nổi mụn ở trán
Vị trí mọc mụn ở trán được xác định thường do nóng trong người hay tim đập nhanh. Điều đó cho thấy quá trình tuần hoàn máu của cơ thể có vấn đề, lâu dần đã tích tụ các độc tố nảy sinh ra mụn.
Nguyên nhân của việc mọc mụn trên trán thường do mất ngủ, lo âu hoặc căng thẳng, dễ tức giận.
Lời khuyên: Khi gặp tình trạng này thì liệu pháp điều trị tự nhiên mà đem lại hiệu quả nhất chính là sử dụng tâm hạt sen kết hợp táo để pha loãng trong nước sôi. Nước này dùng để uống hàng ngày giúp thanh mát cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi tránh suy nghĩ gây áp lực tâm lý.
Nổi mụn ở má
Tình trạng vị trí mọc mụn ở hai má rất phổ biến hiện nay do chúng ta thường phải tiếp xúc trực tiếp trong môi trường có nhiều bụi bẩn hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày chưa khoa học. Chẳng hạn như, thói quen không đeo khẩu trang khi ra đường hay đưa tay chạm lên mặt chính là cơ hội rất tốt cho vi khuẩn tấn công làn da và gây nên mụn.
Ngoài ra, nguyên nhân khác từ bên trong của những nốt mụn nổi trên má thường liên quan tới gan. Do đó, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình bài tiết và thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể.
Lời khuyên: Bạn nên hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và các loại đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, cần thường xuyên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giúp làm mát gan, hỗ trợ tốt trong việc thải độc như mướp đắng (khổ qua), bí đao, dưa chuột, … Và đừng quên, thường xuyên đeo khẩu trang chất lượng khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.
Nổi mụn ở mũi
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vị trí mọc mụn trên mũi là do tình trạng dạ dày và hệ tiêu hóa có vấn đề. Ngoài ra, việc nổi mụn ở hai bên cạnh sống mũi rất phổ biến đối với chị em phụ nữ. Điều này thường liên quan đến quá trình hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản nên cần đặc biệt lưu ý.
Lời khuyên: Khi xuất hiện các nốt mụn trên mũi, bạn cần hạn chế dùng đồ uống lạnh, hàng ngày bổ sung nhiều các thực phẩm giúp thanh mát như rau cần, khổ qua,…
Nổi mụn ở cằm
Tình trạng nổi mụn ở cằm thường là mụn bọc, mụn mủ hoặc các nốt mụn trứng cá. Điều này cho thấy cơ thể bạn đang bị các vấn đề liên quan đến thận hoặc rối loạn nội tiết tố.
Lời khuyên: Để giúp chị em chúng ta hạn chế mụn mọc ở cằm, thì hãy:
- Bổ sung đầy đủ từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả cho chức năng bài tiết của thận.
- Luôn hấp thụ vào cơ thể các thực phẩm giúp thanh mát cơ thể và hỗ trợ thải bỏ độc tốt, có thể bằng đường ăn hoặc đường uống.
Mụn ở gò má
Nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn ở hai gò má được xác định là do rối loạn đường ruột. Khi đó, bạn sẽ thường xuyên gặp phải các hiện tượng như khó chịu, đầy hơi, chướng bụng, …
Lời khuyên: Người gặp vấn đề này cần loại bỏ các món đồ ăn gây khó tiêu và chướng bụng như: Đồ chiên rán, hành củ, rượu bia, các loại nước có ga, …
Hơn thế nữa, bạn cũng cần thường xuyên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: Sữa chua, táo, bông cải xanh, …
Mụn ở quanh miệng
Vị trí nổi mụn quanh miệng thường sẽ có liên quan chặt chẽ tới hệ tiêu hóa, cụ thể là ruột và gan. Đặc biệt, khu vực này còn có thể gây nên mụn đinh râu khá nguy hiểm tới sức khỏe. Điều này báo hiệu rằng cơ thể bạn đang gặp vấn đề lớn trong chức năng ruột và gan.
Lời khuyên:
- Nên thay đổi thói quen sử dụng đồ ăn sẵn đóng hộp sang các thực phẩm tươi sống, có nhiều chất dinh dưỡng.
- Trong khẩu phần ăn cần hạn chế tối đa lượng muối và đường, ưu tiên các món ăn chế biến kiểu luộc và hấp.
- Bổ sung thêm nhiều vitamin và chất xơ vào cơ thể bằng rau xanh và trái cây tươi ngon trong mỗi bữa ăn.
Như vậy qua bài viết trên, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu về vị trí nổi mụn trên khuôn mặt và các nguyên nhân cũng như lời khuyên đối với từng bộ phận cụ thể. Mong rằng bài viết hữu ích và giúp mọi người cải thiện hiệu quả tình trạng mụn hiện tại của bản thân.
Nguồn tham khảo
What Does It Mean When Acne Is on Certain Areas of Your Face? – https://health.clevelandclinic.org/what-does-it-mean-when-acne-is-on-certain-areas-of-your-face
What That Acne Spot on Your Face Means, According to Science – https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/pimple-acne-face-map